Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự



24/12/2018

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật hình sự năm 2015

2. Luật sư tư vấn:

Cấu thành tội phạm bao gồm 4 yếu tố: Chủ quan, khách quan, chủ thể, khách thể. Trong mỗi yếu tố lại bao gồm nhiều yếu tố nhỏ khác nữa trong đó có yếu tố bắt buộc phải có ở tất cả các loại tội phạm có các yếu tố không bắt buộc phải có và chỉ cần thiếu ít nhất là 1 yếu tố đã nêu thì sẽ không thể cấu thành tội phạm.

Những trường hợp sau đây là những trường hợp không thỏa mãn tất cả các yếu tố của cấu thành tội phạm (tự thân hoặc do pháp luật quy ước) do đó được loại trừ trách nhiệm hình sự. Bộ luật hình sự năm 2015 quy định có 07 trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự. Trong thực tế đời sống xã hội thì 04 trường hợp thường dễ bắt gặp đó là:

a. Sự kiện bất ngờ

Căn cứ theo Điều 20 Bộ luật hình sự năm 2015: Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Trong Điều luật này chính mặt khách quan đã không được thỏa mãn. Cụ thể mặt khách quan bao gồm các yếu tố: Hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả của hành vi nguy hiểm đó và mối quan hệ nhân quả giữa chúng… Trong đó, hành vi nguy hiểm là bắt buộc phải có ở tất cả các loại tội phạm.

b. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

Căn cứ theo Điều 21 Bộ luật hình sự năm 2015: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Dễ dàng để nhận thấy đây là trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự do không thỏa mãn được yếu tố mặt chủ thể trong cấu thành tội phạm. Cụ thể là chủ thể đã không đáp ứng được điều kiện “..do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện…”.

c. Phòng vệ chính đáng

Căn cứ theo Điều 22 Bộ luật hình sự năm 2015: Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của nhà nước của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

Trước tiên cần làm rõ như thế nào là phòng vệ chính đáng theo định nghĩa tại Khoản 1 của Điều 22. Ngay tên của Điều luật cũng đã cho chúng ta thấy rằng có 2 vấn đề lớn ở đây đó là Phòng vệ và Chính đáng. Vì sao nhà làm luật không dùng từ Tự vệ mà là Phòng vệ? Tự vệ có nghĩa là tự bản thân bảo vệ cho chính mình, tự vệ chỉ dùng trong trường hợp bản thân người đang có hành vi chống trả bị xâm phạm. Trong trường hợp lợi ích của người khác bị xâm hại mà một cá nhân nào đó thực hiện hành vi chống trả thì hành vi này không còn được xem là tự vệ nữa mà nó đã chuyển sang phòng vệ (phòng ngừa và bảo vệ), nội hàm của hành vi phòng vệ rộng hơn tự vệ rất nhiều. Quyền và lợi ích chính đáng đang bị xâm hại mà nhà làm luật khuyển khích bảo vệ vượt ra ngoài phạm vi của một cá nhân nào đó, nghĩa là pháp luật không chỉ khuyến khích tự bảo vệ quyền lợi ích chính đáng của mình mà còn khuyến khích bảo vệ quyền và lợi ích của người khác. Vậy nên dùng từ phòng vệ ở đây là chính xác và nội hàm đủ rộng để thể hiện tính mục đích của điều luật.

d. Tình thế cấp thiết

Căn cứ theo Điều 23 Bộ luật hình sự năm 2015: Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Như vậy điều kiện cần chủ thể thực hiện hành vi đã không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải gây thiệt hại và điều kiện đủ thiệt hại đó phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa thì khi đó chủ thể sẽ được loại trừ trách nhiệm hình sự (thông thường là các tội phạm liên quan đến khách thể là quan hệ sở hữu như tội hủy hoại hoặc cố ý làm hỏng tài sản, chiếm hữu sử dụng tài sản trái phép v.v…)

Từ những phân tích như trên và căn cứ theo Điều 20 Bộ luật hình sự năm 2015 có thể kết luận việc bạn đang lưu thông trên đường đúng quy định của pháp Luật giao thông đường bộ (làn đường, tốc độ di chuyển và các biện pháp an toàn khác…) (hành vi hợp pháp), bỗng nhiên có một người xuất hiện đột ngột trước đầu xe với khoảng cách gần đến mức không thể xử lý việc dừng xe, do đó đã tông người này và người này tử vong ngay lập tức (hậu quả nguy hại). Như vậy chúng ta có thể thấy rất rõ người điều khiển phương tiện đã thực hiện một hành vi hợp pháp nhưng lại gây ra một hậu quả nguy hại cho xã hội. Nhưng đây là trường hợp được coi là sự kiện bất ngờ nên bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

LUẬT MINH KHUÊ


Bài viết liên quan

Cách xử lý khi mua phải đất bị kê biên để thi hành án

Làm cách nàp để có thể buộc chủ đất trả lại tiền khi lỡ đặt cọc mua lô đất đang bị kê biên thi hành án?

Con nuôi có được nhận di sản thừa kế theo di chúc không?

Tôi được mẹ nuôi nhận về nuôi. Mẹ chỉ có mình tôi là con, không có chồng, cha mẹ đã chết, họ hàng còn lại một người anh ruột. Mẹ mất để lại di chúc cho tôi được hưởng toàn quyền di...

Hưởng thừa kế đối với con chung và con riêng?

Mẹ tôi và chồng trước có một người con trai. Sau khi ôn g ta mất, mẹ lấy bố và sinh ra tôi. Mới đây, mẹ được hưởng tài sản do ông bà ngoại để lại. Trong trường hợp mẹ qua đời thì tôi...

Chuyển nhượng nhà là tài sản chung của vợ chồng mà không cần sự đồng ý của người còn lại

E định bán nhà để lấy tiền chữa bệnh cho vợ, nhưng vợ em đang bị hôn mê. Em có thể bán nhà mà không cần có sự đồng ý của vợ e không?

Pháp luật về thành lập doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam

Bài viết chia sẻ tất cả những kinh nghiệm thực tế cho việc thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Nhận nuôi con nuôi - Điều kiện và thủ tục

Bài viết cung cấp các quy định liên quan đến việc nhận nuôi con nuôi trong nước, điều kiện và các thủ tục cần thiết

Các loại hợp đồng, giấy tờ yêu cầu công chứng, chứng thực theo quy định pháp luật

Bài viết tổng hợp các loại văn bản có yêu cầu công chứng, chứng thực theo quy định hiện hành

Ly hôn - Bạn có thực sự sẵn sàng

Bài viết cung cấp những thông tin cần thiết cho việc ly hôn, nuôi con và phân chia tài sản

Khai nhận di sản thừa kế

Bài viết cung cấp thông tin về quá trình thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế đối với tài sản là bất động sản

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Khai nhận di sản thừa kế là thủ tục nhằm xác lập quyền tài sản đối với di sản thừa kế của người thụ hưởng trong di chúc hoặc người thuộc hàng thừa kế theo quy định của pháp luật tại...

Thừa kế có yếu tố nước ngoài

Thừa kế có yếu tố nước ngoài - Những quy định cơ bản khi giải quyết vấn đề liên quan đến thừa kế có yếu tố nước ngoài.

So sánh Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy phép kinh doanh

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy phép kinh doanh là hai loại giấy tờ có giá trị pháp lý hoàn toàn khác nhau thế nhưng lại thường gây nhầm lẫn trong quá trình tìm hiểu và sử dụng, bài...

Thủ tục giải thể Chi nhánh/Văn phòng đại diện của doanh nghiệp

Luật IAM cung cấp bài viết về giải thể chi nhánh/VPĐD cho các doanh nghiệp

Người nước ngoài có được mua nhà ở tại Việt Nam?

Luật Nhà ở 2014 đã mở rộng đối tượng được mua nhà tại Việt Nam theo đó, người nước ngoài khi có đủ điều kiện sẽ được phép mua nhà tại Việt Nam.

Những vấn đề pháp lý cần biết khi cho thuê nhà ở

Hầu hết các gia đình, cá nhân có nhà ở nhàn rỗi đều sử dụng để cho thuê. Tuy nhiên, đa phần họ lại chưa quan tâm đến các vấn đề pháp lý rất căn bản khi tiến hành hoạt động này. Bài viết...

Tư vấn luật doanh nghiệp

Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp trực tuyến qua hotline 0983886769 – Luật IAM tư vấn luật Doanh nghiệp và các vấn đề liên quan cho cá nhân, doanh nghiệp trên phạm vi cả nước. Với đội ngũ luật...

Tư vấn luật đất đai nhà ở

Pháp luật về đất đai – nhà ở vốn rất phức tạp, với hàng ngàn văn bản liên quan. Để hiểu, áp dụng đúng quy định pháp luật không hề đơn giản một tí nào. CÔNG TY LUẬT IAM có nhiều kinh nghiệm...

Đăng kí bảo hộ Logo công ty

Đăng ký nhãn hiệu, logo công ty, thương hiệu độc quyền Đăng ký nhãn hiệu/logo công ty/thương hiệu độc quyền nhằm xác lập quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu với logo thương hiệu của mình,...

Tư vấn luật hình sự

Tư vấn pháp luật hình sự Công ty luật IAM Với đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm tham gia tố tụng từ giai đoạn bị bắt giữ, bị khởi tố, truy tố, xét xử chúng tôi giúp...

Tư vấn luật dân sự

Công ty Luật IAM với những hiểu biết sâu sắc, kinh nghiệm phong phú, đa dạng được tích lũy từ các hoạt động tư vấn của mình sẽ là người trợ giúp đắc lực trong các giao dịch dân sự của......

Tư vấn luật đầu tư Việt Nam

Tư vấn đầu tư nước ngoài – Luật IAM là một trong những công ty luật được các nhà đầu tư nước ngoài tìm đến nhờ tư vấn khi muốn đầu tư vào thị trường Việt Nam. Sự phát triển của nền...

Thủ tục pháp lý đất đai nhà ở

Có nhiều thủ tục pháp lý nhà đất với nội dung và mục đích khác nhau, do đó, thành phần hồ sơ cho từng thủ tục cũng sẽ khác nhau.

Giải quyết tranh chấp lao động

Trình tự giải quyết tranh chấp lao động Tranh chấp lao động cá nhân được đưa ra giải quyết tại hội đồng hòa giải cơ sở. Trong thời gian chậm nhất là 7 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu...

Tư vấn luật thương mại Việt Nam

Nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách của các doanh nghiệp trong hoạt động thương mại Công ty luật IAM cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật thương mại. Chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn luật,...

Tư vấn hợp đồng đát đai nhà ở

Để cung cấp dịch vụ tư vấn luật tốt hơn cho quý khách cũng như tăng sự chuyên sâu từng lĩnh vực luật, văn phòng luật sư chúng tôi tổ chức chia thành nhiều Tổ tư vấn theo lĩnh vực, chế định...

Tranh chấp kinh doanh thương mại

Tranh chấp trong kinh doanh hay tranh chấp thương mại là thuật ngữ quen thuộc trong đời sống kinh tế xã hội ở các nước trên thế giới. Khái niệm này mới được sử dụng rộng rãi và phổ biến ở...