Thủ tục khai nhận di sản thừa kế



22/05/2019

Bước 1:  Liên hệ văn phòng công chứng

1.1. Người yêu cầu công chứng nộp hồ sơ yêu cầu công chứng văn bản thừa kế; tổ chức công chứng thụ lý hồ sơ; hồ sơ gồm:

- Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch theo mẫu;

- Dự thảo hợp đồng, giao dịch;

- Bản sao giấy tờ tuỳ thân (Chứng minh nhân dân, Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh);

- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng  tài sản;

- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có: Giấy chứng tử; Xác nhận phần mộ….

1.2. Niêm yết

Thực hiện theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 04/2013/NĐ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Công chứng với những nội dung cơ bản sau:

Việc công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản. Trong trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.

Nội dung niêm yết nêu rõ: họ, tên người để lại di sản; họ, tên của những người thoả thuận hoặc người khai nhận và quan hệ với người để lại di sản; danh mục di sản được thoả thuận phân chia hoặc được khai nhận; cuối bản niêm yết phải ghi rõ nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót người được hưởng di sản, bỏ sót di sản, di sản không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người để lại di sản, thì khiếu nại, tố cáo đó được gửi cho cơ quan thực hiện công chứng, chứng thực.

1.3. Lập văn bản khai nhận di sản thừa kế

Các đồng thừa kế lập văn bản khai nhận di sản thừa kế hoặc văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Tổ chức công chứng sẽ chứng nhận vào văn bản này

Bước 2: Thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký đất đai

Sau khi có văn bản thừa kế, người được hưởng di sản sẽ nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền đăng ký nhà đất để làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng/ quyền sở hữu. Khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở thì người được hưởng di sản có thể thực hiện các quyền của mình như: mua bán, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp…

Thủ tục thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất:

Điều 79 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai) quy định thủ tục thực hiện như sau:

- Chủ thể tiến hành: Những đồng thừa kế có tên trong Văn bản khai nhận di sản

- Cơ quan tiến hành: Văn phòng đăng ký đất đai.

- Hồ sơ:

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

+ Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế;

+ Giấy tờ tùy thân của các thừa kế;

+ Những giấy tờ khác (như: giấy khai sinh của anh/chị/em bạn; giấy chứng tử; giấy đăng ký kết hôn các thừa kế…).

- Trình tự, thủ tục:

+ Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.

+ Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định thì thực hiện các công việc sau đây:

 Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;

 Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất;

 Chỉnh  lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã

 

Tư vấn lập di chúc thừa kế

 


 14/10/2018
 

Chi tiết bài viết

Thủ tục lập di chúc thừa kế

Di chúc là việc thể hiện ý nguyện của người còn sống về việc định đoạt tài sản của mình sau khi đã qua đời, Công ty luật IAM phân tích những yếu tố pháp lý sung quanh việc lập di chúc và các quy định của pháp luật về việc lập di chúc:

I. CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ DI CHÚC HỢP PHÁP.

1. Điều kiện về người lập di chúc.

Theo quy định tại Điều 647 và Điều 652 BLDS, người lập di chúc phải thỏa mãn các điều kiện sau:

-    Đủ 18 tuổi trở lên;

-    Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;

-    Minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị đe dọa, lừa dối, cưỡng ép.

Các trường hợp ngoại lệ:

-    Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

-    Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

2. Điều kiện về người nhận di sản.
Theo quy định tại Điều 643 BLDS, người nhận di sản phải không nằm trong các trường hợp sau:
-    Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
-    Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
-    Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
-    Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Tuy nhiên, nếu người lập di chúc đã biết về hành vi của những người thuộc các trường hợp trên mà vẫn giữ nguyên ý định để lại di sản cho người đó thì người đó vẫn được quyền nhận thừa kế.

3. Hình thức của di chúc.
Theo quy định tại Điều 649 và Điều 650 BLDS, di chúc có thể có các hình thức sau:
-    Di chúc bằng miệng;
-    Di chúc bằng văn bản, không có người làm chứng;
-    Di chúc bằng văn bản, có người làm chứng;
-    Di chúc bằng văn bản, có công chứng hoặc chứng thực.

4. Nội dung của di chúc.
Nếu di chúc được lập thành văn bản, theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 652 và Điều 653 BLDS, di chúc hợp pháp phải bao gồm các nội dung sau:
-    Ngày tháng năm lập di chúc;
-    Thông tin cá nhân (họ tên, nơi cư trú,…) của cá nhân lập di chúc và cá nhân/tổ chức được hưởng di sản;
-    Di sản để lại và nơi có di sản;
-    Chỉ định các nghĩa vụ và người thực hiện nghĩa vụ nếu có.
-    Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

5. Thời hạn của di chúc.
-    Đối với di chúc bằng miệng: theo quy định tại khoản 2 Điều 651: sau 3 tháng  kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên hết hiệu lực.
-    Đối với di chúc bằng văn bản: theo quy định tại Điều 662 và Điều 664 BLDS, di chúc bằng văn bản có hiệu lực cho tới khi có di chúc mới hợp pháp thay thế nó. Nếu bản di chúc hợp pháp mới chỉ có nhiệm vụ sửa đổi, bổ sung di chúc cũ thì chỉ phần bị sửa đổi, bổ sung mới bị mất hiệu lực.

6. Hiệu lực của di chúc.
Theo quy định tại Điều 667 BLDS:
-    Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế;
-    Di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau: Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế. Trong trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực pháp luật.
-    Di chúc không có hiệu lực pháp luật, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
-    Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp luật.
-    Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật.

II. CÁC PHƯƠNG THỨC LẬP DI CHÚC.

1. Lập di chúc bằng miệng.

a. Căn cứ pháp luật: theo quy định tại Điều 649, Điều 651 và khoản 5 Điều 652 BLDS.

b. Điều kiện có hiệu lực: theo quy định tại Điều 651 BLDS: khi tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

Theo khoản 5 Điều 652, việc di chúc miệng này do người lập di chúc thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.

2. Lập di chúc bằng văn bản, không có người làm chứng.

a.    Căn cứ pháp luật: theo quy định tại Điều 655 BLDS, người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào từng trang của bản di chúc.

b.    Điều kiện có hiệu lực: các điều kiện có hiệu lực của di chúc.


3. Lập di chúc bằng văn bản, có người làm chứng.

a.Căn cứ pháp luật: theo quy định tại Điều 656 Bộ luật dân sự năm 2005, trường hợp người lập di chúc không thể tự mình viết bản di chúc thì có thể nhờ người khác viết, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

b. Điều kiện có hiệu lực: thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực của di chúc và các điều kiện của người làm chứng, quy định tại Điều 654 BLDS, bao gồm những người không thuộc những trường hợp sau:
-    Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
-    Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;
-    Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự.


4. Lập di chúc bằng văn bản, có công chứng hoặc chứng thực.
a. Căn cứ pháp luật: theo quy định tại Điều 657 BLDS, người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc.
b. Thủ tục lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc UBND xã, phường, thị trấn: theo quy định tại Điều 658 BLDS, bao gồm các bước sau:

Bài viết liên quan

Cách xử lý khi mua phải đất bị kê biên để thi hành án

Làm cách nàp để có thể buộc chủ đất trả lại tiền khi lỡ đặt cọc mua lô đất đang bị kê biên thi hành án?

Con nuôi có được nhận di sản thừa kế theo di chúc không?

Tôi được mẹ nuôi nhận về nuôi. Mẹ chỉ có mình tôi là con, không có chồng, cha mẹ đã chết, họ hàng còn lại một người anh ruột. Mẹ mất để lại di chúc cho tôi được hưởng toàn quyền di...

Hưởng thừa kế đối với con chung và con riêng?

Mẹ tôi và chồng trước có một người con trai. Sau khi ôn g ta mất, mẹ lấy bố và sinh ra tôi. Mới đây, mẹ được hưởng tài sản do ông bà ngoại để lại. Trong trường hợp mẹ qua đời thì tôi...

Chuyển nhượng nhà là tài sản chung của vợ chồng mà không cần sự đồng ý của người còn lại

E định bán nhà để lấy tiền chữa bệnh cho vợ, nhưng vợ em đang bị hôn mê. Em có thể bán nhà mà không cần có sự đồng ý của vợ e không?

Pháp luật về thành lập doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam

Bài viết chia sẻ tất cả những kinh nghiệm thực tế cho việc thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Nhận nuôi con nuôi - Điều kiện và thủ tục

Bài viết cung cấp các quy định liên quan đến việc nhận nuôi con nuôi trong nước, điều kiện và các thủ tục cần thiết

Các loại hợp đồng, giấy tờ yêu cầu công chứng, chứng thực theo quy định pháp luật

Bài viết tổng hợp các loại văn bản có yêu cầu công chứng, chứng thực theo quy định hiện hành

Ly hôn - Bạn có thực sự sẵn sàng

Bài viết cung cấp những thông tin cần thiết cho việc ly hôn, nuôi con và phân chia tài sản

Khai nhận di sản thừa kế

Bài viết cung cấp thông tin về quá trình thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế đối với tài sản là bất động sản

Thừa kế có yếu tố nước ngoài

Thừa kế có yếu tố nước ngoài - Những quy định cơ bản khi giải quyết vấn đề liên quan đến thừa kế có yếu tố nước ngoài.

So sánh Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy phép kinh doanh

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy phép kinh doanh là hai loại giấy tờ có giá trị pháp lý hoàn toàn khác nhau thế nhưng lại thường gây nhầm lẫn trong quá trình tìm hiểu và sử dụng, bài...

Thủ tục giải thể Chi nhánh/Văn phòng đại diện của doanh nghiệp

Luật IAM cung cấp bài viết về giải thể chi nhánh/VPĐD cho các doanh nghiệp

Người nước ngoài có được mua nhà ở tại Việt Nam?

Luật Nhà ở 2014 đã mở rộng đối tượng được mua nhà tại Việt Nam theo đó, người nước ngoài khi có đủ điều kiện sẽ được phép mua nhà tại Việt Nam.

Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự

Chào luật sư! Em là tài xế xe taxi, vừa rồi em có đâm phải một người đi đường. Nay em bị công an lập biên bản và đã khởi tố em về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Em...

Những vấn đề pháp lý cần biết khi cho thuê nhà ở

Hầu hết các gia đình, cá nhân có nhà ở nhàn rỗi đều sử dụng để cho thuê. Tuy nhiên, đa phần họ lại chưa quan tâm đến các vấn đề pháp lý rất căn bản khi tiến hành hoạt động này. Bài viết...

Tư vấn luật doanh nghiệp

Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp trực tuyến qua hotline 0983886769 – Luật IAM tư vấn luật Doanh nghiệp và các vấn đề liên quan cho cá nhân, doanh nghiệp trên phạm vi cả nước. Với đội ngũ luật...

Tư vấn luật đất đai nhà ở

Pháp luật về đất đai – nhà ở vốn rất phức tạp, với hàng ngàn văn bản liên quan. Để hiểu, áp dụng đúng quy định pháp luật không hề đơn giản một tí nào. CÔNG TY LUẬT IAM có nhiều kinh nghiệm...

Đăng kí bảo hộ Logo công ty

Đăng ký nhãn hiệu, logo công ty, thương hiệu độc quyền Đăng ký nhãn hiệu/logo công ty/thương hiệu độc quyền nhằm xác lập quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu với logo thương hiệu của mình,...

Tư vấn luật hình sự

Tư vấn pháp luật hình sự Công ty luật IAM Với đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm tham gia tố tụng từ giai đoạn bị bắt giữ, bị khởi tố, truy tố, xét xử chúng tôi giúp...

Tư vấn luật dân sự

Công ty Luật IAM với những hiểu biết sâu sắc, kinh nghiệm phong phú, đa dạng được tích lũy từ các hoạt động tư vấn của mình sẽ là người trợ giúp đắc lực trong các giao dịch dân sự của......

Tư vấn luật đầu tư Việt Nam

Tư vấn đầu tư nước ngoài – Luật IAM là một trong những công ty luật được các nhà đầu tư nước ngoài tìm đến nhờ tư vấn khi muốn đầu tư vào thị trường Việt Nam. Sự phát triển của nền...

Thủ tục pháp lý đất đai nhà ở

Có nhiều thủ tục pháp lý nhà đất với nội dung và mục đích khác nhau, do đó, thành phần hồ sơ cho từng thủ tục cũng sẽ khác nhau.

Giải quyết tranh chấp lao động

Trình tự giải quyết tranh chấp lao động Tranh chấp lao động cá nhân được đưa ra giải quyết tại hội đồng hòa giải cơ sở. Trong thời gian chậm nhất là 7 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu...

Tư vấn luật thương mại Việt Nam

Nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách của các doanh nghiệp trong hoạt động thương mại Công ty luật IAM cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật thương mại. Chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn luật,...

Tư vấn hợp đồng đát đai nhà ở

Để cung cấp dịch vụ tư vấn luật tốt hơn cho quý khách cũng như tăng sự chuyên sâu từng lĩnh vực luật, văn phòng luật sư chúng tôi tổ chức chia thành nhiều Tổ tư vấn theo lĩnh vực, chế định...

Tranh chấp kinh doanh thương mại

Tranh chấp trong kinh doanh hay tranh chấp thương mại là thuật ngữ quen thuộc trong đời sống kinh tế xã hội ở các nước trên thế giới. Khái niệm này mới được sử dụng rộng rãi và phổ biến ở...